piwik no script img

Lê Trung Khoa điều hành cổng thông tin tiếng Việt Thoibao Foto: Hannes Wiedemann

Nhà báo Việt Nam tại BerlinBị tấn công mạng và bị đe dọa

Trung Khoa Lê đã nhận được những lời đe dọa giết từ nhiều năm. Nấp phía sau là các cánh tay nối dài của chính quyền Việt Nam ở Hà Nội?

T hằng này nói nhiều quá, cần phải bị giết“, một lời đe dọa bằng tiếng Việt gửi đến nhà báo Trung Khoa Lê ở Berlin viết như vậy. Một đe dọa khác “Thằng này phải chết.“ Cũng thế, qua Facebook, Lê nhận được những lời đe dọa: “Thằng này hai triệu đô là mất tích, đừng tưởng ở Đức mà nói gì cũng được“. Bởi vậy từ lâu, Lê đã phải viện tới Văn phòng Cảnh sát Hình sự Bang Berlin (LKA).

Vào cuối tháng 11, Phòng 52 LKA Berlin đã cảnh báo cho Lê rằng sự nguy hiểm đối với anh đã tăng, Lê thuật lại như vậy. Phòng này chuyên trách về tội phạm chính trị thiên tả và các hệ tư tưởng nước ngoài không chủ nghĩa Hồi giáo. Đơn vị này chỉ có thể xác nhận rằng có liên hệ với Lê. Vì lý do bảo mật và an ninh, không có chi tiết nào được đưa ra.

Từ năm 2007, Lê – người đàn ông 50 tuổi đã điều hành cổng thông tin tiếng Việt Thoibao, bao gồm cả việc xuất hiện trên Facebook và YouTube. Buồng kho trong văn phòng của anh ấy đã được biến thành một phòng thu âm: trước màn hình màu xanh, anh ấy ghi hàng tuần nhiều Videos.

Lê bắt đầu công việc báo chí của mình với một dự án đại học từ ngành học thiết kế truyền thông tại Đại học Tổng hợp Weimar. Theo Lê, các trang của anh hiện có tới 20 triệu lượt truy cập mỗi tháng, 80% trong số đó là từ Việt Nam. Điều này khiến cho Thoibao trở thành một trong những phương tiện truyền thông tiếng Việt thành công nhất ở hải ngoại.

Truyền hình nhà nước gọi Lê là „kẻ xuyên tạc“

Khởi đầu, Lê tóm tắt những tin tức từ truyền thông Đức thành mục điểm báo cho truyền thông nhà nước Việt Nam cũng như cho các cư dân Việt Nam tại khu vực Erfurt và Leipzig: „Tôi muốn cung cấp cho người Việt Nam sự tiếp cận với tin tức Đức để họ hiểu cuộc sống ở Đức hơn“. Nhưng ngày nay Lê đã trở thành kẻ thù của nhà nước độc tài ở Hà Nội.

Sự thực là trong các tường thuật của mình, các đài truyền hình nhà nước VTV1 và VTV4 không kêu gọi giết Lê. Tuy nhiên anh ấy đã bị mô tả theo cách tựa như chương trình tuyên truyền „Kênh đen“ của CHDC Đức trước đây là „kẻ xuyên tạc“, „kẻ bôi nhọ“, „kẻ phản động người Việt ở nước ngoài“ nói xấu Việt Nam. Hình ảnh của Lê bị gạch chéo màu đỏ với yêu cầu chấm dứt các bản tin của anh.

Lê phải tự quyết định cho sự an toàn của mình. Văn phòng của Lê trong Trung tâm Đồng Xuân ở Lichtenberg dường như không có gì khác biệt. Tại khu chợ châu Á lớn nhất của Đức, Lê điều hành một công ty nhỏ về hệ thống an ninh điện tử. Sáu màn hình treo trên một bức tường, tạo ấn tượng về một trung tâm điều khiển. Trên đó, ba đồng hồ lớn hiển thị giờ địa phương của Berlin, New York và Hà Nội.

Trên một trong những màn hình, Lê theo dõi hình ảnh từ nhiều camera giám sát: chúng bao quát mọi ngóc ngách nơi làm việc của anh. Cũng vậy, ở phía trước cửa sổ và trong hành lang dẫn đến văn phòng của Lê, camera ghi lại mọi chuyển động, mọi người. Vào buổi tối, Lê ngước mắt lên đó kiểm tra trước khi rời văn phòng; thay đổi thời gian và lộ trình về nhà mỗi ngày.

Các màn hình khác hiển thị cho Lê các hoạt động trên Thoibao và các lần xuất hiện trên mạng xã hội bao gồm tất cả số lượng truy cập. Ở Việt Nam, Facebook là nguồn cung cấp tin tức hàng đầu. Điều này là do sự thiếu tin cậy của các phương tiện truyền thông nhà nước bị kiểm duyệt và thực tế là gần 40 phần trăm dân số dưới 40 tuổi, đặc biệt là những người trẻ tuổi tự thông tin qua trực tuyến. Ba phần tư dân số 100 triệu người sử dụng Internet và gần bằng số người như thế cũng sử dụng Facebook.

Lê trang trải cho công việc của mình chủ yếu thông qua các quảng cáo được đặt tự động bởi Google hoặc Facebook. Lê cũng không thể tác động tới bất cứ ai đặt quảng cáo trên trang web của mình. Vì vậy, đã xảy ra trường hợp các công ty quốc doanh Việt Nam quảng cáo trên các trang của Lê và tạo ra thu nhập ở đó, trong khi các cơ quan an ninh nhà nước của Hà Nội đang ra sức bịt miệng các trang này.

Theo Lê, những lần nhấp chuột đó đã tạo ra doanh thu quảng cáo 10.000 Euro một tháng. Từ khoản tiền này Lê chi trả cho mười cộng tác viên tự do ở ba lục địa. Sắp tới, Lê muốn Thoibao.de tham gia vào Tiktok và mạng Vkontakte (vk) của Nga.

Trong những năm gần đây, taz đã liên tục đưa tin về việc các tin tặc bị nghi ngờ thuộc an ninh nhà nước của Việt Nam hoặc cái gọi là quân đội mạng đã tấn công các trang của Thoibao và đánh lừa hệ thống bảo mật của Facebook và YouTube. Ví dụ, vào tháng 10 năm ngoái, tin tặc đã thông báo về cái chết của Lê trên trang Facebook của anh, khiến Facebook sau đó đã tự động hủy quyền truy cập của Lê vào tất cả các trang, bao gồm cả Fanpage Thoibao. Trước đó, mặc dù không có sự đồng ý nào, Lê đã bị đưa vào làm quản trị viên của một trang Facebook vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn cộng đồng. Facebook đã chặn tất cả các trang mà Lê đăng ký làm quản trị viên, bao gồm cả Thoibao. Lê cũng bị cáo buộc vi phạm pháp luật trên YouTube, do đó nhiều video bản tin của anh ấy đã bị chặn ở Việt Nam. Mỗi khi bị tấn công như vậy, thường mất vài tuần Lê mới có thể tiếp tục sử dụng lại các trang mạng xã hội của mình và truy cập được nội dung của chúng.

Trong những năm gần đây, Lê đã đầu tư rất nhiều vào lĩnh vực bảo mật công nghệ thông tin. Bản chất của các cuộc tấn công có chỉ dấu cho thấy đó là một nhóm tin tặc chuyên nghiệp, chẳng hạn những tin tặc hiện được duy trì bởi chính phủ của nhà nước độc đảng. Vào ngày 28 tháng 12, trang web lại gặp sự cố. Hơn một tỷ cuộc tấn công DDoS đã diễn ra trong 12 giờ, theo hãng bảo mật thông báo với Lê. Với các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) này, một số lượng lớn máy tính truy cập vào trang web cùng một lúc. Hệ thống bị quá tải. Không thể chặn được rất nhiều kẻ tấn công nếu không ngừng kết nối máy chủ của trang web với mạng. Bất chấp các hệ thống bảo mật được thiết kế để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng Bots, trang web của Thoibao, không giống như các kênh truyền thông xã hội của anh, cuối cùng đã không hoạt động được trong nhiều ngày.

Foto: Hannes Wiedemann

Tới khi kết thúc biên tập bài viết này, cổng thông tin điện tử vẫn chưa trực tuyến ổn định. Nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin của Lê đã xác định, công ty Visualviet tại Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam là kẻ tấn công và tập đoàn viễn thông Viettel là nguồn gây ra các cuộc tấn công. Trang web của Visualviet đôi khi trông giống như một trang đội lốt. Viettel là công ty viễn thông lớn nhất của Việt Nam và thuộc sở hữu của Bộ Quốc phòng. Đây là những dấu hiệu mạnh mẽ. Chúng có đủ làm bằng chứng không? Theo Lê, cảnh sát hình sự bang hiện đang quan tâm đến các tin tức liên quan.

“Chúng tôi không thể đầu tư tiền triệu để tự vệ“, Lê nói. Điều trớ trêu là chế độ càng bịt miệng Thoibao trên mạng thành công bao nhiêu thì Lê lại càng ít có khả năng bị sát hại bấy nhiêu. Hoặc ngược lại: Lê càng chống đỡ thành công các cuộc tấn công kỹ thuật số, thì bản thân anh ta càng gặp nhiều nguy hiểm hơn. Cuộc tấn công dài nhất kéo dài hơn 15 ngày. Lê nói rằng, thường có những cuộc tấn công lớn khi Thoibao công bố thông tin nhạy cảm, chẳng hạn như về một vụ bê bối tham nhũng trong cuộc chiến chống lại Corona.

Người ta có thể coi các cuộc tấn công kỹ thuật số, thư đe dọa là những hiện tượng đáng tiếc của ngày nay cùng với việc hệ thống tuyên truyền của Việt Nam đã gây ra sự khó chịu. Nhưng tầm thường hóa sẽ là một sai lầm. Vào tháng 7 năm 2017, chính quyền Việt Nam đã cho thấy những gì họ sẵn sàng làm, bất chấp mọi hậu quả, bằng cách bắt cóc doanh nhân và cựu công chức Trịnh Xuân Thanh từ Berlin về Hà Nội. Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin-Treptow cũng dính líu đến vụ bắt cóc cấp nhà nước này.

Người đàn ông bị bắt cóc đã bị kết án tù chung thân hai lần ở Hà Nội, bất chấp sự phản đối của chính phủ Đức – điều có thể đã ngăn cản được bản án tử hình đối với anh ta. Kết quả là Đức trục xuất hai nhà ngoại giao Việt Nam đã giúp tổ chức vụ bắt cóc, trong đó có đại diện của cơ quan tình báo đã được đào tạo trước đó ở Đức. Bộ Ngoại giao Liên bang không muốn bình luận về thông tin của taz, theo đó chính phủ liên bang từ chối công nhận người kế nhiệm. Tại Hà Nội, những người tham gia vụ bắt cóc sau đó đã được tặng thưởng huân chương cao quý.

Cảnh sát Berlin ban đầu không coi trọng những lời đe dọa

Ngay cả trước khi vụ bắt cóc được biết đến, Lê đã nhận được những đe dọa đầu tiên. Theo Lê, cảnh sát Berlin ban đầu đã không coi trọng các chỉ dấu này. Điều đó đột ngột thay đổi: Lê là nhà báo đầu tiên đưa tin về vụ bắt cóc cấp nhà nước – tại trang Thoibao và đài BBC của Anh. Điều đó khiến Lê và Thoibao được biết đến nhiều hơn. Đối với chính quyền ở Hà Nội, Lê từ đó trở thành kẻ thù. Vụ bắt cóc xảy ra như một cú sốc đối với Lê. “Trước đây, Đại sứ quán luôn nói với người Việt Nam tại Đức rằng chúng tôi nên tuân thủ luật pháp của Đức. Nhưng sau đó chính Đại sứ quán đã làm điều đó hoàn toàn ngược lại“, anh nói. „Nhiều người ở đây đã mất lòng tin vào chính quyền ở Hà Nội.“

Theo nhận định riêng của mình, Lê đã gây xôn xao trước đó không lâu: anh đã đăng tải trung thực chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam lúc bấy giờ là Nguyễn Xuân Phúc tới Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Hamburg. Trái ngược với những gì Hà Nội miêu tả, ông Phúc không được Thủ tướng Merkel tiếp đón chính thức theo nghi lễ chuyến thăm cấp Thủ tướng mà chỉ được mời tham dự một cuộc họp trong một nhóm lớn hơn với tư cách là Chủ tịch nhóm các quốc gia APEC. Trong phần điểm báo của mình cho các phương tiện truyền thông nhà nước, Lê đã cho biết. Nhưng Đại sứ quán Việt Nam đã thúc giục anh ta sửa lại nội dung bài báo. Thay vào đó, Lê công bố lịch trình làm việc của Thủ tướng Đức tại Thủ đô Berlin mà không hề có cuộc tiếp đón tiếp chính thức ông Nguyễn Xuân Phúc vì: „Tôi không muốn 100 triệu người Việt Nam bị nói dối“. Lê đã bị hủy lời mời tham dự buổi Đại sứ quán tiếp ông Phúc.

Cuộc sống của Lê từ đó trở nên phức tạp hơn: năm 2018 hộ chiếu của Lê hết hạn. Lo sợ có thể chịu chung số phận như nhà báo Ả Rập Xê Út Jamal Khashoggi, người bị sát hại vào năm 2018 tại lãnh sự quán Ả Rập Xê Út ở Istanbul khi đang muốn đến nhận giấy tờ của mình, Lê không muốn vào đại sứ quán Việt Nam để gia hạn hộ chiếu. Hiện anh ấy đang nộp đơn xin nhập quốc tịch Đức. Một số người Việt Nam ở đây, những người trước đây thường thích chụp ảnh tự sướng chung với anh, bây giờ lảng tránh anh. Và những người thân cận với Đảng Cộng sản ở đây vẫn tiếp tục đưa ra sự đe dọa công khai hoặc bí mật.

Vào năm 2018, một bức thư nặc danh được gửi đến cơn quan An ninh Quốc gia: Lê nên bị sát hại trong một tai nạn hoặc qua „ngộ độc thực phẩm“.

Cũng thế, một người đàn ông sống ở Munich (München) đã mời Lê „ăn tiết canh ngan“- Một cách đe dọa giết chết được che đậy ở Việt Nam. Người đàn ông chụp ảnh với đại sứ khi đó được cho là có liên hệ với những kẻ buôn lậu thuốc lá Việt Nam và anh trai của người này đã thiệt mạng trong cuộc chiến băng đảng. Một cuộc đột kích của cảnh sát có lẽ đã có tác dụng răn đe người đàn ông đó, Lê không còn nghe thấy gì thêm từ anh ta nữa. Nhưng vào năm 2018, một bức thư nặc danh được gửi đến An ninh Quốc gia: Lê nên bị sát hại trong một „tai nạn“ hoặc do „ngộ độc thực phẩm“. Kể từ đó anh luôn được cảnh sát bảo vệ.

Lê tin rằng những kẻ ám sát có thể bị dụ bằng những phần thưởng kếch xù, chẳng hạn như một ngôi nhà hoặc mảnh đất ở Việt Nam. Những người sống ở đây có mối liên hệ với Liên hiệp các Hội Cựu chiến binh Việt Nam có thể được tuyển dụng. Đó là một trong những tổ chức quần chúng công khai kết nối với đảng cộng sản.

Mặc dù hiệp hội cũng đáp ứng các chức năng xã hội quan trọng, nhưng nhiều cựu chiến binh và gia đình của họ phải gánh chịu hậu quả lâu dài của việc Mỹ sử dụng chất độc da cam trong Chiến tranh Việt Nam. Nhiều thành viên cũng đã khá cao tuổi. Nhưng: Cuộc can thiệp quân sự của Việt Nam vào Campuchia mãi đến năm 1989 mới chấm dứt. Bất cứ ai khi đó 20 tuổi nay đều đã ngoài 50. Hầu hết các thành viên của hiệp hội có chi nhánh ở Berlin này chắc chắn là đứng đắn. Nhưng họ đều biết sử dụng súng. Ở Berlin, họ thường xuyên gặp nhau trong một khách sạn – mặc đồng phục quân đội. Đại sứ cũng thường ở đó.

Câu hỏi của taz, An ninh Quốc gia đánh giá sao về chi nhánh địa phương của Liên hiệp Hội cựu chiến binh vẫn chưa được giải đáp. Cũng vậy, trong khuôn khổ của cái gọi là những lời đe dọa, liệu Đại sứ quán có được liên hệ hay không. Việc này phải được thực hiện thông qua Bộ ngoại giao. Ở đó, họ không muốn bình luận cụ thể về lời đe dọa đối với Lê. Bộ ngoại giao đã trả lời câu hỏi của taz như sau: “Bộ Ngoại giao đã biết các báo cáo về vụ việc. Chúng tôi cũng đang đề cập trường hợp này trong các cuộc đàm phán song phương với chính phủ Việt Nam“. Điều này sẽ xảy ra như thế nào và Hà Nội sẽ phản ứng ra sao, Bộ ngoại giao vẫn để ngỏ. Đại sứ quán Việt Nam cũng chưa trả lời câu hỏi của báo taz.

Các câu hỏi từ các thành viên Hạ viện thuộc đảng Grünen và FDP kể từ năm 2018 cho thấy, chính phủ liên bang hiện đang nhận thức rõ hơn về mối đe dọa đối với những người chỉ trích chế độ Việt Nam sống ở Đức. Trong khi chính phủ liên bang tuyên bố vào ngày 6 tháng 12 năm 2018 rằng họ “không biết về bất kỳ mối đe dọa cụ thể nào“ (tờ BT in 19/6321), thì có vẻ đã khác hẳn vào ngày 23 tháng 9 năm 2021: Đối với Việt Nam, kể từ sau vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh vào năm 2017 “ít nhất là một mối đe dọa tình báo có thể nhận thấy“ (BT-Drs. 19/32565).

Nghị sĩ FDP Gyde Jensen, người chủ trì Ủy ban nhân quyền trong cơ quan lập pháp vừa qua, muốn chính phủ liên bang cho biết thông tin về các cuộc tấn công mạng gần đây nhằm vào Thoibao và về „danh tính của những kẻ tấn công và sự gần gũi của chúng với nhà nước Việt Nam. „. Bộ trưởng Nội vụ lúc bấy giờ là Markus Richter (CDU), người cũng chịu trách nhiệm về an ninh công nghệ thông tin, đã trả lời vào ngày 23 tháng 11 năm 2021: „Chính phủ liên bang không có thông tin liên quan đến câu hỏi“ (BT-Drs. 20 / 132).

Tôi không còn có thể tự do di chuyển, gặp gỡ bạn bè hoặc tham dự các sự kiện công cộng

Trung Khoa Lê, nhà báo người Việt Nam

Jensen kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, các cơ quan tình báo và an ninh. „Để tổng hợp chuyên môn, có thể một đầu mối liên lạc trung tâm cho những người bị ảnh hưởng cũng như cho các cơ quan an ninh của các bang là hữu ích“, cô nói với taz. “Những trường hợp như Trung Khoa Lê cho chúng ta thấy sự cần thiết của những cơ quan như vậy, phải có chuyên môn về công nghệ thông tin. Bởi vì đối với nhiều người trong số những người bị ảnh hưởng, các mối đe dọa bắt đầu từ Internet.“

Các biện pháp được thực hiện cho đến nay là không đủ đối với phó chủ tịch nhóm nghị sĩ đảng Grünen, Konstantin von Notz. Ông nói với taz rằng vụ bắt cóc có sự tham gia của các nhân viên đại sứ quán cho thấy „một sự nhẫn tâm và trơ tráo đáng sợ“. Von Notz là thành viên trong cơ quan kiểm soát quốc hội của các cơ quan tình báo Đức, trong Ủy ban nội vụ và là đại diện trong Ủy ban pháp lý. „Việc cố ý đe dọa và gây nguy hiểm ngày càng lớn cho các nhân vật đối lập người nước ngoài ở Đức“ bởi một quốc gia nước ngoài là „không thể chấp nhận được“. Là một nhà nước pháp quyền và một nền dân chủ vững vàng, Đức cần một cơ quan bảo vệ hiến pháp được thiết lập tốt trong việc chống gián điệp, nhận biết sớm các mối đe dọa hiện hữu. Những người gặp rủi ro phải được bảo vệ một cách hiệu quả.

“Tôi không còn có thể tự do di chuyển, gặp gỡ bạn bè hay tham dự các sự kiện công cộng nữa“, Lê than phiền. Anh liên tục có cảm giác phải đương đầu với mối nguy hiểm đang chờ đợi mình. Nhưng: „Nếu bạn đã chọn con đường đấu tranh cho tự do báo chí và cũng có thể vận dụng nó ở Đức – trái ngược với một quốc gia bị hạn chế – thì tôi thấy có nghĩa vụ phải thực hiện điều này cho người dân Việt Nam „. Lê nói. Ở Việt Nam, các nhà báo và blogger độc lập thuộc về những tiếng nói bị đàn áp mạnh nhất. Việt Nam đứng thứ 175/180 quốc gia trong bảng xếp hạng tự do báo chí của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới. Ít nhất 43 người làm truyền thông hiện đang phải ngồi tù vì công việc của họ.

Vụ bắt cóc năm 2017 đã gây ra một thời kỳ băng giá tạm thời trong quan hệ Đức-Việt. Bây giờ mặt trời đã lại chiếu sáng. Tuần trước, tàu khu trục „Bayern“ đã ghé thăm thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) của miền Nam Việt Nam trong khuôn khổ chuyến du lịch Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Trong tình đoàn kết với Việt Nam, lá cờ cần được thể hiện chống lại các yêu sách lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc ở Biển Đông. Liệu Hà Nội có coi cử chỉ hữu nghị là một dấu hiệu cho thấy việc bảo vệ một nhà báo có thể không quan trọng đối với Berlin?

Lê thực sự không có vấn đề gì với chuyến thăm của Hải quân. Anh cho rằng quan hệ hợp tác giữa hai nước là đa chiều và cần phải tiếp tục. “Nhưng với một điều kiện: Việt Nam phải tuân thủ các quy tắc và hiệp ước đã ký kết với Đức.“ Điều này bao gồm tôn trọng tự do báo chí và tự do ngôn luận. „Chỉ khi đó, sự hợp tác mới mang lại kết quả cho người dân của cả hai nước.“

Wir veröffentlichen die Geschichte „Gehackt und bedroht“ an dieser Stelle auf Vietnamesisch, um sie einer interessierten Le­se­r*in­nen­schaft sowohl in Deutschland als auch in Vietnam zugänglich zu machen.

Bài viết này xuất hiện lần đầu hôm 14.01.2022 trên tờ báo „taz“ của Đức. „taz“ là một tờ báo độc lập thuộc về một tổ hợp của hơn 18.000 thành viên đầu tư góp sức cho tự do báo chí.

taz lesen kann jede:r

Als Genossenschaft gehören wir unseren Leser:innen. Und unser Journalismus ist nicht nur 100 % konzernfrei, sondern auch kostenfrei zugänglich. Texte, die es nicht allen recht machen und Stimmen, die man woanders nicht hört – immer aus Überzeugung und hier auf taz.de ohne Paywall. Unsere Leser:innen müssen nichts bezahlen, wissen aber, dass guter, kritischer Journalismus nicht aus dem Nichts entsteht. Dafür sind wir sehr dankbar. Damit wir auch morgen noch unseren Journalismus machen können, brauchen wir mehr Unterstützung. Unser nächstes Ziel: 40.000 – und mit Ihrer Beteiligung können wir es schaffen. Setzen Sie ein Zeichen für die taz und für die Zukunft unseres Journalismus. Mit nur 5,- Euro sind Sie dabei! Jetzt unterstützen

Mehr zum Thema

0 Kommentare

Kommentarpause ab 30. Dezember 2024

Wir machen Silvesterpause und schließen ab Montag die Kommentarfunktion für ein paar Tage.
  • Noch keine Kommentare vorhanden.
    Starten Sie jetzt eine spannende Diskussion!